Nội Dung Bài Viết
Kiến trúc Hy Lạp cổ đại là một trong những nền kiến trúc có sức ảnh hưởng như vậy. Những giá trị mà nó mang đến cho đến nay không một nền kiến trúc nào có được. Cùng tìm hiểu thêm về nền kiến trúc Hy Lạp thời kỳ cổ xưa và những công trình mang nét đẹp độc đáo đặc trưng cho nền kiến trúc này.
Lịch sử ra đời của kiến trúc Hy Lạp cổ đại

Cho đến nay, kiến trúc Hy Lạp cổ đại vẫn đang là một trong hai nền kiến trúc có sức ảnh hưởng rất lớn. Nền kiến trúc này đã được hình thành từ rất lâu. Những công trình kiến trúc này xuất hiện trên cả một vùng đất đai rộng lớn. Đó là miền Nam bán đảo Balkans, các đảo nhỏ ở vùng biển Aegaeum (Aigaion), khu vực Tiểu Á, Ý, Sicilia, Pháp, Tây Ban Nha và Ai Cập, vùng ven Hắc Hải.
bạn đang xem: Kiến trúc hy lạp
Đặc điểm và quá trình phát triển đền đài Hy Lạp cổ đại

Thời kỳ cổ đại các công trình được xây dựng thành các quần thể. Đó có thể là kiến trúc thánh địa với nhiều đền đài trên các khu đồi cao. Đôi khi chúng là những công trình là quần thế kiến trúc dân dụng chính là các quảng trường. Tuy nhiên để phân tích đặc điểm của nền kiến trúc này thì hãy tìm hiểu các công trình đền đài ở thời kỳ đó.
Thời kỳ đó những ngôi đền thường có nhiều cột chạy phía bên ngoài. Cách thiết kế những cột đó phức tạp hay đơn giản sẽ giúp phân chia loại hình đền đài. Cụ thể chúng được phân ra có 8 loại đền tiêu biểu:
- Hình dạng chữ nhật là cổ nhất: Người thiết kế ra mẫu kiến trúc này sẽ bố trí lối vào ở cạnh ngắn và có hai cột chính được xây dựng luôn ở cạnh này.
- Dạng cột đôi ở hiên hai đầu: Loại đền tiếp theo cũng mang “dáng dấp” của loại đền thứ nhất nhưng lại có sự biến tướng đó là thêm hai cột ở cạnh ngắn phía sau. Dạng kiến trúc này được gọi là dạng cột đôi ở hiên hai đầu.
- Dạng hàng cột mặt trước: Lối kiến trúc vẫn dựa trên loại đền có hình dạng chữ nhật cổ nhưng thay vì hai cột ở lối chính thì sẽ là bốn cột.
- Hàng cột cả hai đầu: Các cạnh ngắn phía trước và phía sau như loại thứ hai nhưng có tới 4 cột trước và 4 cột sau. Kiến trúc của loại đền này được gọi là hàng cột cả hai đầu.
- Dạng nhà hình tròn: Tiếp đến là loại đền có dạng nhà hình tròn và chạy vòng quanh là các cột được sắp xếp có khoảng cách đều nhau.
- Hình dạng chữ nhật và tường: Dạng đền thứ sáu vẫn mang hình dạng chữ nhật và tường là phần chịu lực chính. Và các cột giả chạy xung quanh đền để đỡ phần mái.
- Hàng cột chạy bao quanh lấy vòng ngoài: Loại đền tiếp theo là loại đền có hàng cột chạy bao quanh lấy vòng ngoài của công trình mới tạo thành hình chữ nhật.
- Bao quanh kiến trúc hình chữ nhật là 2 hàng cột: Dạng đền cuối cùng đó là bao xung quanh kiến trúc hình chữ nhật là hai hàng cột.
Các thức cột tiêu biểu của kiến trúc Hy Lạp
Thức cột chính là hình dáng cũng như hình thức trang trí cột để thể hiện vẻ đẹp đặc trưng riêng của công trình. Với lối kiến trúc này có 3 loại thức cột cơ bản đó là:
Thức cột Doric

Đây là thức cột cổ nhất và đơn giản nhất do người Hy Lạp nghĩ ra. Cột Doric được đặt trực tiếp lên nền phẳng của ngôi đền mà không có đế và chỉ nhờ phần bệ đỡ để chịu tải trọng, Thân cột được thiết kế với 20 đường rãnh chạy song song với đầu cột phình to hơn so với phần thân. Lối thức cột này được ví như sự cường tráng của người đàn ông và có khả năng chịu lực tốt.
Thức cột Lonic

Thức cột Lonic lại mang dáng dấp mảnh dẻ và tập trung ở phần thiết kế nhiều hơn. Thân cột Lonic gồm 24 đường rãnh chạy song song nhiều hơn thức cột Doric. Loại cột này có thêm phần đế ở phía dưới và đầu cột có hình đệm nhỏ. Bên dưới phần đệm ở đầu là hình xoắn ốc cuộn vào trong khá đặc biệt.
Thức cột Corinth

Thức cột này ra đời vào khoảng thế kỷ V trước công nguyên và sau hai loại trên. Tuy nhiên loại cột này lại trông cầu kỳ và tinh xảo nhất. Phần đầu cột được trang trí họa tiết hoa lệ trông xa như một lẵng hoa.
So sánh giữa kiến trúc Hy Lạp cổ đại và La Mã cổ đại

Khi đem hai nền kiến trúc lâu đời là Hy Lạp cổ đại và La Mã cổ đại ra so sánh thì rất khó nhận ra sự khác biệt. Bởi kiến trúc La Mã ra đời sau và được phát triển dựa trên nền tảng sẵn có của kiến trúc Hy Lạp.
Tuy nhiên, hai nền kiến trúc này vẫn mang một số đặc trưng riêng thông qua các yếu tố sau:
So Sánh Hi Lạp La Mã Thức cột Người Hy Lạp cổ đại xây dựng theo 3 loại thức cột chủ yếu đó là cột Doric, Lonic và Corinth Người La Mã cổ đại thì họ đã phát triển thêm hai loại thức cột đó là cột Tuscan mang dáng dấp của Doric nhưng lại đơn giản hơn và cột Composte loại cột có nhiều hoa văn hơn cột Corinthian Quy mô xây dựng Các kiến trúc Hy Lạp lại lưu ý đến yếu tố nghệ thuật nhiều hơn thể hiện hài hòa giữa phần cấu trúc và hoa văn trang trí. La Mã cổ đại họ tập trung xây dựng các công trình có quy mô đồ sộ thể hiện quyền lực mạnh mẽ và trường tồn với thời gian Tổ hợp không gia Kết cấu không gian của các công trình Hy Lạp không nổi bật bằng kiến trúc La Mã Công trình kiến trúc La Mã cổ đại có phần “nhỉnh” hơn với độ phức tạp cao hơn, công năng lớn, đáp ứng được các yêu cầu ngày càng đa dạng hơn.
Một số công trình nổi tiếng mang nghệ thuật kiến trúc Hy Lạp
Những công trình nghệ thuật Hy Lạp cổ đại vẫn còn nguyên giá trị đến tận ngày nay và mang hơi thở của một thời đại lịch sử có sức ảnh hưởng lớn của nhân loại.
Đền Parthenon thờ nữ thần Athena

có thể bạn quan tâm: Cách sơn tường màu xi măng đơn giản | Lê Phát
Ngôi đền này được xây dựng vào thế kỷ thứ V trước công nguyên ở Acropolis và là một trong những công trình kiến trúc đỉnh cao của Hy Lạp cổ đại. Tuy nhiên hiện tại nó không còn nguyên vẹn do chiến tranh tàn phá.

Công trình Parthenon tiêu biểu cho lối kiến trúc đặc trưng của Hy Lạp cổ đại đó là mặt bằng hình chữ nhật và có các cột bao quanh.
Đền thờ thần Zeus

Đền thờ thần Zeus là một công trình kiến trúc đồ sộ nhất nằm ngay trung tâm thành phố Athens. Đây là nơi thờ vị thần tối cao nhất trong thần thoại Hy Lạp. Cấu trúc của đền thờ này rất lớn với các cột có chiều dài lên tới gần 100m.

Tuy nhiên hiện tại đền chỉ còn 15 cột trụ sót lại do trải qua nhiều cuộc chiến tranh tàn phá. Mặc dù như vậy nhưng đây vẫn là nơi thu hút nhiều khách đến khám phá bởi nơi đây mở ra cả một thời đại rực rỡ của nhân loại.
Thành cổ Acropolis
Nếu như Hy Lạp luôn là cái tên được nhắc đến trong các chuyến du lịch châu Âu rực rỡ. Thì thành cổ Acropolis là địa điểm không nên bỏ lỡ trong những hành trình này. Khung cảnh cổ kính đưa du khách ngược chiều thời gian về với thế giới cổ xưa. Nơi hình thành nền văn minh cổ đại mấy nghìn này lưu trữ nét đẹp sống động, huy hoàng.

Thành cổ Acropolis nằm tại thành phố Acropolis, Athens của đất nước Hy Lạp xinh đẹp. Nơi đây hội tụ cảnh sắc hiếm có bởi biển đảo xanh thẳm, nhà trắng êm đềm và những công trình điêu khắc bằng đá thật lộng lẫy, hiên ngang.

Tham quan Acropolis, du khách sẽ được trải nghiệm không gian thơ mộng, xinh đẹp từ khu phố Plaka. Cùng ngắm nhìn những ngôi nhà quét vôi vàng nâu mang đậm dấu ấn Địa Trung Hải.
Công trình đá thiêng Sacred Rock hoành tráng chắc chắn sẽ khiến du khách choáng hợp trước lịch sử hùng vĩ của nó. Kiến trúc Hy Lạp cổ đại được phản chiếu sống động, kiên cường gây ấn tượng mạnh trong lòng du khách ghé thăm.

Đền thờ nữ thần Athena Nike
Một trong những kiệt tác vĩ đại của nền văn minh Hy Lạp chính là đền thờ nữ thần Athena Nike. Công trình được xây dựng vào thế kỷ thứ 5 Công nguyên trên ngọn đồi Acropolis. Ngoài ra, nơi đây hội tụ quần thể kiến trúc Hy Lạp hùng vĩ như Parthenon, Erechtheion…

Vị thần Athena Nike nổi tiếng là biểu tượng của sự khôn ngoan và chiến thắng. Bởi vậy mà ngôi đền này còn được gọi với một cái tên vô cùng độc đáo là “Nữ thần chiến thắng không có cánh”.

Đền thờ thần Athena ở Delphi
Bước vào thánh địa thiêng liêng của Hy Lạp Thần thoại mà không ghé thăm đền thờ Delphi thì thật quá sai lầm. Ngôi đền mang dáng vóc hùng vĩ của kiến trúc Doric vào thế kỷ thứ 7 TCN.

tham khảo thêm: SỰ HÀI LÒNG CỦA QUÝ KHÁCH LÀ NIỀM VINH HẠNH CHO CHÚNG TÔI
Công trình cổ kính gây ấn tượng bởi những câu chuyện thần thoại trở thành điểm đến vô cùng hấp dẫn thu hút du khách. Nhìn từ xa, đền thờ thần Athena chiếm trọn vùng đồng bằng màu mỡ cùng thung lũng Phocis độc đáo.

Đền thờ Delphi có tổng cộng 21 cây cột được hình thành từ những phiến đá tỉ mỉ. Trải qua ngàn năm biến động khiến vết tích nơi đây thêm kỳ bí và lạ lùng. Chính đặc điểm này càng khiến du khách tò mò thêm ấn tượng về nền văn hóa này.
Nhà hát giảng đường Epidaurus
Một trong những kiệt tác kiến trúc bí ẩn nhất của Hy Lạp chính là nhà hát giảng đường Epidaurus. Nơi đây được xây dựng vào thế kỷ thứ 4 TCN dựa trên ý tưởng thiết kế từ Polyklcio. Quy mô nhà hát rộng rãi tọa lạc trên một triền đồi tự nhiên mang đến sức chứa gần 15000 khán giả.

Nhà hát cổ nằm ở cuối phía Đông Nam trong khu bảo tồn vị thần y học cổ đại. Tương truyền rằng nơi đây được xây dựng nhằm giúp các bệnh nhân điều trị tại bệnh viện gần đó thư giãn nghỉ ngơi. Với cấu trúc tinh xảo hiếm có, nơi đây trở thành điểm du lịch thu hút rất đông các nhà khảo cổ khám phá nghệ thuật kiến tạo âm thanh.

Nhà hát lớn Ephesus
Nhà hát lớn Ephesus tọa lạc trong thành phố quan trọng nhất của chế chế Hy Lạp. Nơi đây từng là thành phố La Mã lớn thứ hai trong thời kỳ cổ đại. Vùng đất được tìm thấy vào khoảng thế kỷ X TCN bởi nhà khảo cổ nổi tiếng Arzawa.

Ngày nay, kiệt tác nhà hát cổ nằm tại đất nước Thổ Nhĩ Kỳ. Lối xây dựng theo hình bán nguyệt đã biến không gian trở nên lộng lẫy vô cùng độc đáo. Sức chứa nhà hát mang đến khoảng 2500 người. Không gian tráng lệ gây ấn tượng cho du khách về một thời huy hoàng của kiến trúc Hy Lạp.

Nhà hát cổ ở Segesta
Cho đến này, Segesta là một trong những nhà hát cổ còn nguyên vẹn mang đậm sắc thái hoàng kim Hy Lạp. Đồng hành cũng nữ thần Athens bảo vệ thành trì quốc gia, nhà hát lớn Segesta cũng được thành lập vào thế kỷ thứ V TCN.

Đền thờ của Poseidon
Ngôi đền được xây dựng bằng chất liệu đá cẩm thạch trên thung lũng Arilesa. Nơi đây hội tụ 16 cột đền vững chãi đứng trước thử thách của thời gian và chiến trường. Trải qua năm tháng đổi thay, các cột Doric dường như mảnh mai và cao ráo hơn.

Đền thờ vị thần Poseidon là người anh của Thiên Chúa Zeus theo thần thoại Hy Lạp. Kiến trúc tỉ mỉ được hình thành từ Portico phía trước sau cột Doric. Ngoài ra, đây còn là nơi lưu trữ bức tranh mô tả câu chuyện Theseus và Trận Centaur.
Đền Erechtheion ở Acropolis
Đền Erechtheion nằm ở phía Bắc khu vực Acropolis trên đất nước Hy Lạp xinh đẹp. Ngôi đền được xây dựng từ những năm 421 đến 406 TCN do Mneticslec thiết kế. Đây cũng là không gian thờ tự linh thiêng của cả hai vị thần Athena và Poseidon.

Đền Erechtheion bao đồm bốn khoan lớn trải dọc trên thảm đất rộng rãi. Các dãy cột phía Đông hướng đến cổng chính dẫn vào điện thờ hai vị thần. Kiến trúc Hy Lạp sử dụng đá cẩm thạch được lấy từ dãy Núi Pentelikon hùng vĩ. Những chi tiết chạm khắc tinh xảo, nho nhã khiến người xem không khỏi trầm trồ trước cảnh sắc nơi đây.
Kiến trúc Hy Lạp cổ đại đã trở thành một biểu tượng rực rỡ trong nghệ thuật kiến trúc của nhân loại. Tuy đã trải qua rất nhiều thời đại lịch sử nhưng hiện nay lối kiến trúc này vẫn được ứng dụng rất nhiều trong các công trình hiện đại.
xem thêm: Đá Ốp Bếp | Định Nghĩa – Phân Loại – Báo Giá & Tiêu Chí Lựa Chọn