Nội Dung Bài Viết
- 1 Báo Giá Thi Công Nhà Thép Nhà Thép Tiền Chế Tại Công Ty Nam Trung
- 2 Đơn Giá Thi Công Nhà Thép Tiền Chế
- 2.1 Báo Giá Công Trình Nhà Xưởng, Nhà Kho, Nhà Để Xe Đơn Giản
- 2.2 Báo Giá Thi Công Nhà Thép Tiền Chế Cho Công Trình Nhà Xưởng Khẩu Độ Lớn
- 2.3 Các Loại Vật Tư Được Sử Dụng Khi Thi Công Nhà Thép Tiền Chế
- 2.4 Phần Nền Móng, Tường Xây
- 2.5 Phần Cột, Kèo Thép, Vách Tole, Mái Tole
- 2.6 Phần Hoàn Thiện
- 2.7 Quy trình thi công nhà thép tiền chế tại công ty Nam Trung
Bảng báo giá thi công nhà thép tiền chế (hay còn gọi là nhà tiền chế) được rất nhiều được chủ đầu tư quan tâm, vì đây là phần quan trọng quyết định dự án xây dựng có triển khai được hay không.
Kinh phí xây dựng cao hay thấp còn phụ thuộc vào những công trình dùng làm nhà xưởng, nhà kho hoặc chức năng khác.
bạn đang xem: Thi công nhà thép
Thông thường một công trình xây dựng nhà tiền chế gồm có 3 giai đoạn chính:
- Thiết kế
- Gia công cấu kiện
- Lắp dựng
Xây dựng nhà thép tiền chế 2 lợi ích lớn nhất như sau:
- Thời gian thi công nhà thép tiền chế nhanh hơn các công trình bê tông cốt thép.
- Việc dùng kết cấu thép phù hợp với những công trình quy mô lớn, tiết kiệm chi phí so với kết cấu
Công ty Nam Trung với đội ngũ kỹ sư nhiều năm kinh nghiệm, có nhà xưởng gia công riêng đảm bảo tư vấn cho quý khách thiết kế tiết kiệm phù hợp với nhu cầu sử dụng.
Đặc biệt Nam Trung luôn chú trọng vào chất lượng công trình trong suốt quá trình sử dụng.
Mục lục
Báo Giá Thi Công Nhà Thép Nhà Thép Tiền Chế Tại Công Ty Nam Trung
Trước đây, công ty Nam Trung có so sánh giữa việc xây dựng nhà thép tiền chế với kết cấu bê tông cốt thép.
Việc sử dụng khung thép với những công trình quy mô lớn sẽ tiết kiệm hơn nhiều so với khung bê tông cốt thép (có những công trình tiết kiệm đến hơn 30% chi phí xây dựng).

Công trình nhà tiền chế
Hiện nay trên thị trường đơn giá thi công nhà thép tiền chế vào khoảng 1.600.000 – 2.400.000 VNĐ/m2.
Đơn giá phụ thuộc vào quy mô, diện tích, mục đích sử dụng của chủ đầu tư.
Thông thường với những công trình bằng thép, giá thành được tính theo công thức:
Chi phí = Đơn giá x Khối lượng thép sử dụng
Công ty Nam Trung thường xuyên có những chính sách khuyến mãi, tư vấn miễn phí, tư vấn thiết kế, hoạch định kế hoạch xây dựng giúp quý khách quản lý được chi phí xây dựng, tiết kiệm tối đa cho khách hàng.
Để được tư vấn trực tiếp trong thời gian sớm nhất quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi:
tham khảo thêm: Bảng Giá Thép Ống Mạ Kẽm Phi 27, 34, 42, 49, 60, 76, 90, 114 Giá Rẻ Nhất
LIÊN HỆ
- Hotline: 0764390186
- Hoặc gửi email cho Namtrung: nam.buiduc1992@gmail.com
Đơn Giá Thi Công Nhà Thép Tiền Chế
Nếu bạn đang có dự định thiết kế, thi công, xây dựng nhà thép tiền chế, bạn có thể tham khảo sơ lược đơn giá sơ bộ để dự trù chi phí bên dưới.
Tuy nhiên để có bảng báo giá chi tiết, công ty Nam Trung sẽ thực hiện thiết kế dựa trên quy mô diện tích thực tế.
Sau khi có bản vẽ thiết kế chi tiết, đội ngũ kỹ sư sẽ dựa vào bản vẽ chi tiết bốc tách khối lượng, tính toán giá thành, ký hợp đồng với khách hàng.
Sau đây là một số đơn giá sơ bộ quý khách có thể tham khảo, mục này được chia tương đối theo từng loại công trình:
Báo Giá Công Trình Nhà Xưởng, Nhà Kho, Nhà Để Xe Đơn Giản

Thi Công Nhà Tiền Chế Giá Bao Nhiêu?
Đơn giá thi công nhà thép tiền chế thông thường sẽ vào khoảng : 1.300.000đ/m2 – 1.500.000đ/m2
Đặc điểm công trình:
- Đây là loại công trình nhỏ, diện tích thường dưới 1500m2, cao độ không quá cao khoảng 7.5m.
- Cột được dùng là lõi thép hoặc cột bê tông, kèo thép, vách tường xây 100mm (có thể dùng vách tole để thay thế), mái tole.
- Theo kinh nghiệm của công ty Nam Trung ngoài việc sử dụng mái tole bạn có thể dùng thêm tấm lấy sáng Polycacbornate để lấy sáng tự nhiên, tiết kiệm chi phí điện năng.
Báo Giá Thi Công Nhà Thép Tiền Chế Cho Công Trình Nhà Xưởng Khẩu Độ Lớn

Phần khung thép nhà tiền chế
Thi công trình nhà xưởng khẩu độ, nhịp lớn giá dao động vào khoảng: 1.600.000đ/m2 – 2.500.000 đ/m2
Đặc điểm công trình:
- Nhà xưởng khẩu độ lớn thường được sử dụng làm kho để hàng, nhà sản xuất với những dây truyền quy mô lớn.
- Nhu cầu sử dụng không gian rộng, khả năng vượt nhịp cao…
- Đây là ưu điểm nổi bật nhất của kết cấu thép khi sử dụng làm nhà xưởng khẩu độ lớn, mà hầu như kết cấu bê tông cốt thép không thể gánh vác được nhiệm vụ này.
- Những công trình này có giá dao động khá cao tùy thuộc vào chủ đầu tư sử dụng khung kèo cột, nền nhà xưởng, kết câu bao che.
Các Loại Vật Tư Được Sử Dụng Khi Thi Công Nhà Thép Tiền Chế
Trong phần này công ty Nam Trung liệt kê sơ bộ các vật liệu cần thiết để thi công nhà xưởng, nhà thép tiền chế. Với mỗi loại nhà hoặc theo chức năng, yêu cầu chủ đầu tư mà có thể thay đổi vật liệu linh động.

Phần Nền Móng, Tường Xây
- Xi măng, cát đá, thép, ống nước, dây điện, bê tông tại chỗ hoặc bê tông tươi.
Phần Cột, Kèo Thép, Vách Tole, Mái Tole
- Tole mái, vách tole dày 5 zem,
- Xà gồ hình chữ C mạ kẽm dày 1.5-2mm
- Sắt hộp kích thước 5×10 hoặc 6×12
- Kèo, bảng mã, cột, thép tấm
- Bu lông
- Dây cáp
Phần Hoàn Thiện
- Nền: Xoa nền.
- Gạch lát nền (nếu có): kích thước 60×60; 80×80. Tùy thuộc vào nhu cầu hay sở thích mà bạn có thể chọn loại gạch phù hợp.
- Cửa cuốn, cửa số nhôm (sắt), cửa thoát hiểm.
- Sơn nước trong và ngoài.
Quy trình thi công nhà thép tiền chế tại công ty Nam Trung
Quy trình thi công nhà thép tiền chế bao gồm 7 bước chính sau:
- Thi công nền móng
- Lắp dựng khung thép và phụ kiện
- Thi công vỏ bao che
- Thi công hạ tầng
- Thi công hệ thống kỹ thuật
- Hoàn thiện
- Vệ sinh và đưa vào sử dụng
Thi công nền móng
Phần thi công nền móng bao gồm 7 bước nhỏ sau:
- San lấp đất nền.
- Định vị tìm trục.
- Đào món hàng rào.
- Thi công móng và đà kiềng.
- Lu lèn nền đất
- Lu nền đá cho xưởng
- Thi công nền xưởng
1. San lấp đất nền: Địa điểm xây dựng nhà thép tiền chế có thể là đất cứng, đất nông nghiệp với nền đất mềm, chứa nhiều nước.
San lấp đất nền Đo đó, việc đầu tiên các nhà thầu cần làm là san lấp đất nền.
có thể bạn quan tâm: 20 mẫu nhà phố mặt tiền rộng 8m đẹp sang trọng nhất 2021
Tùy theo độ cứng của nền đất hiện hữu mà nhà thầu triển khai san lấp nền phù hợp với bản vẽ kỹ thuật thi công.

2. Định vị tim trục: Công tác này rất quan trọng. Sau này các vị trí móng cột sẽ theo tìm trục này mà thi công dựa trên bản vẽ.

3. Đào móng hàng rào: Hàng rào nhà xưởng thường cao và rất dài, do đó phần móng hàng rào được thi công kiên cố.

4. Thi công móng và đà kiềng: Sau khi có tim trục thì sẽ thi công móng. Thông thường móng nhà xưởng được thiết kế là móng đơn hay móng cọc, vật liệu là bê tông cốt thép.
Các bulong cột được chôn trong móng để chờ sẵn, sau này lắp ghép với cột thép.


5. Lu lèn nền đất: Nền đất được san lấp, sau đó lu lèn cho đúng độ chặt mà thiết kế yêu cầu

6. Lu nền đá cho xưởng: Nền nhà xưởng thường là bê tông cốt thép đặt trên nền đá đã được lu lèn đủ độ chặt. Chiều dày lớp đá do thiết kế quy định.

7. Thi công nền xưởng: Thực hiện công tác cốt thép, đổ bê tông. Công tác bảo dưỡng bê tông sau khi đỗ rất quan trọng, phải thực hiện đúng quy trình để trách nứt bê tông sàn.

Thi công khung thép
Các bộ phận kết cấu thép được gia công tại nhà máy với chất lượng được kiểm soát chặt chẽ. Sau đó vận chuyển ra công trường.
Tại công trường chúng được lắp ghép với nhau tạo thành khung thép. Đây là bộ phận xương sống của nhà xưởng.
1. Lắp dụng khung thép:
Khung thép bao gồm các cột thép và các thanh vì kèo bắt ngang lên các cột.
Cần cẩu được sử dụng để nâng và đặt các bộ phận kết cấu thép vào đúng vị trí. Các bộ phận kết nối với nhau bằng bu lông.

2. Lắp dừng xà gồ và cáp giằng: Lắp hệ giằng đảm bảo ổn định ngoài mặt phẳng khung. Hệ xà gồ cũng có tác dụng tăng cường độ ổn dịnh của khung thép và dùng để nâng đỡ tấm lợp.

Thi công vỏ bao che
Vỏ bao che bao gồm: tường bao bằng gạch, mái tôn…Cũng có nhiều loại vật liệu bao che để bạn lựa chọn.
1. Xây tường bao che

2 Thi công mái tôn
tham khảo thêm: Sự ra đời của Siêu Thị Bản Vẽ tác động thế nào đến thị trường kiến trúc?